Sản xuất vôi công nghiệp tại Việt Nam chiếm thiểu số

>> Sản xuất vôi tại Việt Nam – Thủ công và ô nhiễm

Với công nghệ như hiện tại, sản phẩm vôi của Việt Nam thường có chất lượng không ổn định và sản phẩm sản xuất ra chỉ có thể được sử dụng vào các ngành có yêu cầu chất lượng thấp và không đặc biệt, do đó giá bán các sản phẩm vôi của Việt Nam sẽ không cao. Danh mục và công suất các dây chuyền sản xuất theo dạng công nghiệp cụ thể như sau:

Danh sách các cơ sở sản xuất theo phương pháp công nghiệp:
 STT Doanh nghiệp Địa điểm Công suất
(tấn/năm)
Công nghệ Mục đích đầu tư
 1 Cơ sở Vôi nhà máy Giấy An Hòa Tuyên Quang 200.000 Lò quay Phục vụ cho sản xuất giấy
 2 Công ty CP Đức Thái Hải Phòng 150.000 Lò đứng cấp liệu hỗn hợp Trong nước/xuất khẩu
 3 Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương 150.000 Lò đứng nhiên liệu khí hóa than Phục vụ sản xuất thép
 4 Công ty CP Savina Hà Nam 60.000 Lò đứng cấp liệu hỗn hợp theo lớp Trong nước/xuất khẩu
 5 Công ty TNHH MTV Vôi Việt Nam Thanh Hóa 150.000 Lò đứng cấp liệu hỗn hợp Trong nước/xuất khẩu
 6 Công ty CP SX sô đa Chu Lai Quảng Nam 350.000 Lò quay Phục vụ cho sản xuất Sôdda
 7 Công ty CP Tân Thành Mỹ  Bà Rịa Vũng Tàu  40.000 Lò đứng, nhiên liệu khí, than cục Phục vụ sản xuất
 Tổng 1.100.000    
(Nguồn số liệu: dự thảo Quy hoạch phát triển sản xuất vôi công nghiệp VN)
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các dây chuyền hiện có, có một số đặc điểm như sau:

Dây chuyền sản xuất vôi Nhà máy giấy An Hòa: dây chuyền này gắn với dây chuyền sản xuất giấy. Do dây chuyền sản xuất giấy cầm chừng, đồng thời giá thành sản phẩm vôi do dây chuyền sản xuất ra cũng quá cao nên dây chuyền sản xuất vôi này gần như ngừng sản xuất.

Công ty Cổ phần Đức Thái có 2 lò đứng kiểu cấp liệu hỗn hợp với tổng công suất 250 tấn/ngày/lò. Hiện nay hai dây chuyền này hoạt động không hết công suất thiết kế, chỉ đạt khoảng 30-35% công suất và mục đích chủ yếu cho xuất khẩu hoàn toàn sang Đài Loan.


Hiện nay ngành sản xuất vôi ở Việt Nam chỉ mới dừng lại với mô hình sản xuất thủ công.
Dây chuyền sản xuất vôi tại Nhà máy sản xuất Thép Hòa Phát: dây chuyền này được gắn liền với dây chuyền sản xuất thép và hiện tại đang phát huy hết công suất. Đây là dây chuyền được đánh giá thiết kế tốt, tận dụng nhiệt thừa từ dây chuyền sản xuất thép để nung vôi, nên khá hiệu quả. Hiện Chủ đầu tư đang có phương án tiếp tục đầu tư dây chuyền nữa.

Dây chuyền sản xuất vôi tại Công ty Cổ phần Savina: dây chuyền này hiện đang sản xuất ổn định và sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu.

Dây chuyền sản xuất vôi tại Công ty TNHH MTV Vôi Việt Nam: dây chuyền này hiện đang vận hành chỉ với khoảng 70% công suất thiết kế, sản phẩm của dây chuyền chủ yếu được xuất khẩu và một phần được tiêu thụ trong nước cho các ngành nông nghiệp và ngành vật liệu xây dựng.

Dây chuyền sản xuất vôi tại Công ty Công ty Cổ phần sản xuất sô đa Chu Lai: hiện dây chuyền này vẫn đang phát huy đầy đủ công suất thiết kế, sản phẩm của dây chuyền được sử dụng cho việc sản xuất sô đa của Công ty và một phần được tiêu thụ cho các ngành sản xuất VLXD và cho nông nghiệp.

Dây chuyền sản xuất vôi tại Công ty Cổ phần Tân Thành Mỹ: hiện tại dây chuyền này đang vận hành đạt 100% công suất thiết kế, sản phẩm được sử dụng trực tiếp cho dây chuyền sản xuất thép của Công ty.

Với tình hình sản xuất của các dây chuyền sản xuất vôi như trên, cho thấy đa phần các nhà máy sản xuất thép đều có dây chuyền sản xuất vôi kèm theo. Một số dây chuyền sản vôi đi kèm dây chuyền sản xuất giấy thì ngừng sản xuất do việc tiêu thụ giấy cầm chừng đồng thời sản phẩm vôi sản xuất ra có giá thành cao dẫn tới chủ đầu tư không vận hành dây chuyền vôi. Các dây chuyền sản xuất độc lập không gắn liền với các dây chuyền sản xuất khác thì chủ yếu là dùng để xuất khẩu, một phần nhỏ sử dụng trong nước cho các ngành vật liệu xây dựng.

Bên cạnh những cơ sở sản xuất vôi theo dạng công nghiệp như nêu trên, hiện tại ở Việt nam cũng còn tới khoảng 1.000 lò sản xuất vôi theo phương pháp thủ công với công nghệ sản xuất gián đoạn hoặc liên hoàn. Các lò kiểu này thường có công suất nhỏ chủ yếu từ  6-7 tấn sản phẩm/mẻ hoặc từ 10-35 tấn sản phẩm/ngày.

Các cơ sở này tập trung nhiều nhất ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang với tổng công suất khoảng 2.000.000 tấn/năm. Một số lò thủ công liên hoàn do doanh nghiệp đầu tư đã được cải tiến sản xuất bán cơ giới như ở một số cơ sở tại Ninh Bình đã cơ giới hóa được một số công đoạn như nạp liệu, tháo vôi, sàng phân loại…

Theo số liệu sản xuất và tiêu thụ vôi của Việt Nam, với thực trạng các dây chuyền sản xuất vôi của Việt Nam như trên, cho thấy sản lượng vôi của Việt Nam chủ yếu do các lò vôi thủ công cung cấp cho thị trường. Và do đó, ngành vôi đã thất bại về chất lượng sản phẩm, giá thành và bảo vệ môi trường.

Nguồn: ximang.vn
Bình luận
Tin liên quan