Ứng dụng cơ chế hình thành san hô trong sản xuất xi măng

Nhà khoa học Brent Constantz cũng như rất nhiều người khác đã rất kinh ngạc khi khám phá ra san hô có thể tạo ra những vỉa đá san hô khổng lồ không từ cái gì khác ngoài nước biển. Chúng kết hợp calcium và bicarbonate có trong nước biển thành calcium carbonate, được tinh thể hóa thành bộ xương ngoài bền chắc. Constantz đã dành hai thập niên để nghiên cứu về cách thức áp dụng cơ chế tương tự vào việc phục chế xương người. Ông đã dành được hơn 60 bằng sáng chế, thành lập 2 Công ty và hiện giờ loại xi măng xương của ông đang được sử dụng khắp thế giới.

Nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu san hô và năm 2007 ông đã sáng chế ra một dạng xi măng mới, một dạng xi măng được dùng cho các công trình xây dựng. Giống như san hô, xi măng đá vôi được tinh thể hóa trong nước. Bổ sung thêm một chất cốt liệu vào hỗn hợp, ví dụ cát hoặc sỏi, và kết quả là tạo ra một loại xi măng bền và rẻ. Nhưng sản xuất xi măng đòi hỏi việc nung nóng đá vôi tới 2600 độ F, khiến cho đá vôi thải ra khí CO2. Kết quả là, như Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, sản xuất xi măng là nguồn phát thải CO2 lớn nhất. Trong khi đó, nhu cầu về xi măng lại tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ví dụ, ở Trung Quốc, 15 triệu người chuyển từ nông thôn ra thành thị hàng năm do vậy kéo theo nhu cầu xây dựng.

Năm 2009, Calera, Công ty mới nhất của Constantz đã bắt đầu đưa lý thuyết này vào thực hiện trên thực tiễn tại một nhà máy điện 1.000 megawatt ở Moss Landing, bang California, Mỹ. Tại đó, các kỹ sư phun nước biển giàu khoáng hoặc nước biển vào khí nhiên liệu được thu từ các ống khói của nhà máy. Calcium trong nước liên kết với carbon ở chất lẽ ra sẽ gây ô nhiễm để hình thành nên xi măng. Constantz cho biết, nhà máy thí điểm này có khả năng sản xuất tới 1.100 tấn xi măng/ngày và cô lập được 550 tấn CO2. Trong ba năm tới, Calera sẽ vận hành tại một số nhà máy ở Australia.

Nguồn: ximang.vn/Popular Science

Bình luận
Tin liên quan