Top các công trình xây dựng có chi phí lớn nhất thế giới

Gần đây, tạp chí Construction Digital (Anh) đã tổng hợp top những công trình xây dựng có chi phí đầu tư xây dựng tốn kém nhất thế giới từ mức độ đầu tư thấp cho đến mức cao hơn, trong đó bao gồm:

Khu nghỉ dưỡng World Sentosa – 5tỷ đô

Đây là dự án xây dựng khá tốn kém tại Singapore, khu nghỉ dưỡng này bao gồm cả sòng bạc, khu công viên giải trí và công viên sinh vật biển. Cửa mở vào năm 2012, khu nghỉ mát bao gồm hơn 49 ha đất và sử dụng lên tới 10.000 nhân công lao động.

Khu Emirates Palace 6tỷ đô

Đây là dự án xây dựng sang trọng đẳng cấp gồm khách sạn 7 sao được thiết kế bởi kiến trúc sư John Elliott danh tiếng thế giới. Khu này có các tính năng thiết kế bằng vàng và đá cẩm thạch tại hai hồ bơi, spa, bến du thuyền riêng và thậm chí cả một sân bay trực thăng. Khách sạn Emirates Palace được xây dựng và điều hành bởi chính phủ Abu Dhabi, được mở cửa vào năm 2005.

Khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands Resort 6tỷ đô

Khai trương vào năm 2011, khu du lịch Singapore này bao gồm khách sạn 2.561 phòng, một trung tâm hội nghị triển lãm rộng lớn, khu trung tâm mua sắm “đi mỏi chân”, viện bảo tàng, hai nhà hát lớn, bảy nhà hàng do đầu bếp hàng đầu thế giới phục vụ, sân trượt băng và sòng bạc lớn nhất thế giới.

Cầu Oakland Bay – 6,2tỷ đô

Sau hơn một thập kỷ chậm trễ, dự án cầu tại San Francisco này cuối cùng cũng được thiết kế và xây dựng lại và mở cửa trở lại phục vụ công chúng vào tháng 9 năm 2013. Đây là dự án ngốn hàng tỷ đô la ngân sách. Đó cũng chính là công cuộc xây dựng và nâng cấp thay thế một phần bị hư hại trong trận động đất Loma Prieta năm 1989.

Hệ thống Đường ống Trans-Alaska 8 tỷ đô (1977)

Từ năm 1974 đến 1977, hàng trăm công nhân xây dựng bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã cùng nhau xây dựng hệ thống đường ống, 12 trạm bơm và hệ thống Marine Valdez. Dự án này đã vô cùng tốn kém và cũng gặp vô vàn sự cố và khó khăn.

Dự án xây dựng James Bay 20tỷ đô

Đây là dự án xây dựng tốn kém bởi liên quan đến một loạt các trạm bơm của nhà máy thủy điện ở Québec, Canada do nhà nước vận hàng. Các trạm bơm có công suất phát điện lên tới 16.527 MW.

Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt quốc tế (ITER) 21tỷ đô

ITER là dự án xây dựng và nghiên cứu hạt nhân quốc tế, hiện đang xây dựng lò phản ứng thử nghiệm lớn nhất của thế giới tại Cadarache ở miền nam nước Pháp. Dự án được tài trợ bởi các thành viên đóng góp 45% từ EU, tiếp theo là 9% từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. Plasma đầu tiên dự kiến sẽ được sản xuất vào năm 2020.

Dự án hầm Central Artery 22tỷ đô

Biệt danh là Big Dig, siêu dự án ở Boston thực hiện từ năm 1991 đến năm 2006 nhằm xây dựng lại các tuyến huyết mạch trung ương, đường cao tốc chính qua các trung tâm thành phố vào một đường hầm lớn. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng các đường hầm Ted Williams (mở rộng đến sân bay quốc tế Logan), cầu Leonard P. Zakim Bunker Hill Memorial qua sông Charles.

Đập Tam Hiệp 25tỷ đô

Đây là dự án thủy điện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc bắc qua sông Dương Tử và là nhà máy điện lớn nhất trên thế giới bởi công suốt đạt đến 22.500 MW. 32 tua-bin chính đã được hoàn tất vào năm 2012.

Đập Itaipu 27tỷ đô

Công việc bắt đầu vào tháng Hai năm 1971 và được hoàn thành vào năm 1984. Đây là dự án xây dựng với chủ trương lớn qua sông Paraná, Brazil, con sông dài thứ bảy trên thế giới. Số lượng sắt thép sử dụng trong dự án này nhiều hơn 308 lần so với dự án tháp Eiffel và hơn 40.000 người làm việc liên tục trong quá trình xây dựng.

Nguồn: Báo Xây dựng

Bình luận
Tin liên quan