Tham gia DANC thiết kế, chế tạo các TB cho dây chuyền đồng bộ SXXM lò quay

Ngoài ra, dự án còn có sự tham gia của nhiều đơn vị khác  như: Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, Viện Nghiên cứu cơ khí – Bộ Công thương (Narime), Công ty cơ khí Hà Nội (Hameco), các trường đại học, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội cơ khí Việt Nam, các doanh nghiệp thành viên của TCty Lilama…

 

Hội đồng nghiệm thu Dự án

08 đề tài thành phần của Dự án bao trùm 08 công đoạn có tính quyết định của dây chuyền sản xuất xi măng, bao gồm:

– Nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật phần công nghệ dây chuyền sản xuất;

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị chính trong công đoạn đập đá vôi và đồng nhất sơ bộ đá vôi;

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy nghiền đứng (nghiền than, nghiền liệu, nghiền clinker);

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống lò quay;

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống lọc bụi công suất lớn;

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống đóng bao xi măng tự động;

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động hóa;

– Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị quạt gió công suất lớn.

Dự án được thực hiện từ tháng 3/2005 đến hết tháng 12/2009 với tổng kinh phí thực hiện khoảng 226 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học là 31,176 tỷ đồng, kinh phí tự có 12,769 tỷ đồng, kinh phí từ các nguồn khác khoảng 181 tỷ đồng.

Kết quả nghiên cứu của Dự án đã được ứng dụng vào một số dự án nhà máy xi măng như: Xi măng Sông Thao, Xi măng Phúc Sơn, Xi măng Hạ Long, Xi măng Lam Thạch, Xi măng Bình Phước… và đã được các đơn vị áp dụng đánh giá cao về chất lượng các sản phẩm của Dự án như: thiết kế và sự lựa chọn thiết bị của nhà máy là phù hợp và đồng bộ và ổn định, mức độ tiêu hao vật tư, năng lượng thấp, các thiết bị chế tạo trong nước vận hành ổn định không phải sửa chữa, hệ thống lọc bụi vận hành tốt, hàm lượng bụi trong khí thải thấp, xấp xỉ đạt tiêu chuẩn châu Âu, hệ thống đóng bao và lò nung hoạt động vượt công suất thiết kế…

CCBM

Bình luận
Tin liên quan