Sàn gỗ công nghiệp hiện nay đã không còn xa lạ với nhiều gia đình Việt, loại vật liệu lát sàn này được sản xuất cả ở trong nước và được nhập khẩu từ thế giới, với nhiều ưu điểm vượt trội như: lắp đặt nhanh, chống bám bẩn và vệ sinh dễ dàng, đặc biệt sàn gỗ còn có khả năng thích nghi với thời tiết cao (ấm về mùa đông, mát về mùa hè) sàn gỗ công nghiệp đang là sản phẩm bán chạy nhất trên thị trường vật liệu lát sàn hiện nay. Vậy tiêu chuẩn nào được dùng để làm căn cứ để đánh giá chất lượng, độ bền đẹp của sàn gỗ công nghiệp?
Để hội nhập cùng với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc xây dựng đồng bộ và đầy đủ các tiêu chuẩn cho sản phẩm ván sàn như sàn gỗ công nghiệp là rất cần thiết. Hiện nay Viện Vật liệu xây dựng đã biên soạn 05 tiêu chuẩn về ván sàn, theo đề nghị của Bộ Xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố như sau:
Các tiêu chuẩn đó là:
1. Ván gỗ dán -Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại (TCVN 7752:2007)
2. Ván dăm – Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại ( TCVN 7751:2007)
3. Ván sợi – Ván MDF (TCVN 7753:2007)
4. Ván sợi – Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại (TCVN:7750:2007)
5. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử (7756-1 -12:2007)
Các tiêu chuẩn trên được biên soạn trên cơ sở của tiêu chuẩn ISO 2074, ISO 12465, EN 622-5, EN 312, EN 316, EN 309, EN 326-1 với mục tiêu hài hòa với tiêu chuẩn thế giới.
Bộ tiêu chuẩn châu Âu căn cứ vào các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và các thủ tục kiểm tra đối với sàn gỗ công nghiệp. Các tiêu chuẩn được lập dựa trên hệ thống phân loại EN 685. Hệ thống này cũng được yêu cầu cho từng chủng loại hay nhóm sản phẩm. Điều này cho phép người dùng thuận tiện khi chọn sản phẩm thích hợp. Các tiêu chuẩn này được thể hiện trên nhãn hàng và ngoài hộp.
EN 309 – Tấm sợi gỗ – định nghĩa và phân loại
EN 311 – Tấm sợi ép – độ bền di chuyển – thủ tục kiểm tra
EN 316 – Tấm sợi gỗ – định nghĩa, phân loại, và các ký hiệu
EN 318 – Tấm sợi – xác định việc thay đổi kích thước tương ứng với thay đổi độ ẩm
EN 322 – Vật liệu gỗ – đo độ ẩm có trong vật liệu
EN 438-1 – Độ ép bề mặt vật liệu (HPI) – độ cứng bề mặt – Phần 1: Các đặc trưng
EN 438-2 – Độ ép bề mặt vật liệu (HPI) – độ cứng bề mặt – Phần 1: Xác định các chỉ tiêu
EN 20105-A02 – Nguyên liệu dệt: Kiểm tra tính bền mầu – Phần A02: Đánh giá giá trị mức xám của sự thay đổi mầu
EN 20105-B02 – Nguyên liệu dệt: Kiểm tra tính bền mầu – Phần A02: Tính bền mầu với ánh sáng (dùng đèn xenon chiếu sàn)
EN 13329 – Lớp phủ sàn laminate – Xác định, yêu cầu và phương pháp kiểm tra
ISO 48 – Cao su, Rubber, lưu hóa hoặc hóa dẻo – Xác định độ cứng (Độ cứng giữa 10 IRHD và 100 IRHD)
ISO 6506 – Vật liệu kim loại – Kiểm tra độ cứng
Nguồn: VLXD.org