Theo đó, định hướng chính được Bộ Xây dựng đặt ra, đó là: phát triển ngành VLXD thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm VLXD; đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững, đáp ứng nhu cầu VLXD cả về khối lượng, chất lượng lẫn chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế. Phát triển các công nghệ sử dụng nhiên liệu tái chế, công nghệ NANO. Chú trọng đầu tư cải tạo, hiện đại hoá các cơ sở sản xuất VLXD hiện có, nhất là các cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường.
Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá ngành công nghiệp VLXD theo hướng hiện đại (giai đoạn I); hướng đến năm 2030 đạt trình độ là ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp xanh ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý nhà nước ngành vật liệu xây dựng; kiểm tra, kiểm soát để điều chỉnh, bổ sung các chương trình, quy hoạch sản phẩm VLXD đảm bảo phát triển hợp lý. Tiếp tục tập trung triển khai các Quy hoạch: xi măng, vôi, gốm sứ xây dựng và đá ốp lát, khoáng sản làm vật liệu xây dựng,… Nghiên cứu và dự báo kịp thời cung – cầu các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển Chương trình vật liệu xây không nung, Chương trình cơ khí trọng điểm; thực hiện cơ chế thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030.
Ngoài ra, phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất VLXD, thi công xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa. Hình thành và phát triển công nghiệp xử lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Làm chủ các công nghệ chế tạo cơ khí nhằm cung cấp các thiết bị xây dựng, thiết bị nâng chuyển, thiết bị trong các nhà máy sản xuất VLXD nhằm thay thế thiết bị ngoại nhập. Nghiên cứu phát triển đô thị và xây dựng công trình có tính đến ứng phó với biến đổi khí hậu,…
Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong nước đến năm 2020 được Bộ Xây dựng dự báo như sau:
Dự kiến xuất khẩu một số sản phẩm có lợi thế với tỷ lệ xuất khẩu như sau:
Xi măng khoảng 20 – 30%, vật liệu ốp lát khoảng 25 – 30%, kính phẳng khoảng 20 – 30%, sứ vệ sinh khoảng 30 – 40%, vôi khoảng 30 – 50% so với tổng công suất thiết kế của mỗi loại.
Nguồn: VLXD.org