Sản xuất vôi tại Việt Nam – Thủ công và ô nhiễm

Theo Quy hoạch phát triển ngành vôi dự kiến đến năm 2020 xóa bỏ 100% lò vôi thủ công gián đoạn và cho đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lò thủ công liên hoàn.


Cần  xây dựng lộ trình cụ thể xóa bỏ các cơ sở sản xuất vôi thủ công gây ô nhiễm môi trường.
Hiện tại ở Việt Nam việc sản xuất vôi còn rất sơ khai và chủ yếu là sản xuất theo phương thức thủ công, các sơ sở sản xuất mang tính chuyên nghiệp, công nghiệp rất khiêm tốn, cả nước có khoảng 6 đến 7 cơ sở, với công suất thiết kế của mỗi lò khoảng 150 tấn đến 200 tấn/ngày, còn hầu hết là các lò thủ công công suất từ 5 đến 7 tấn/mẻ hoặc từ 15 đến 20 tấn/ngày. Về tiêu thụ, với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là lấy nông nghiệp và gia công các hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng hoặc công nghiệp cơ bản đang rất khiêm tốn và hiện tại đang trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những ngành công nghiệp có công nghệ cao, do vậy việc tiêu thụ vôi ở Việt Nam cũng rất khiêm tốn và không có thị trường, sản lượng vôi tiêu thụ chủ yếu là dựa vào xuất khẩu.

Sản xuất và tiêu thụ vôi giai đoạn 2009 – 2013

Theo số liệu điều tra từ các Sở Xây dựng, Niên giám thống kê các tỉnh năm 2010-2012 và quy hoạch phát triển VLXD tại địa phương thì sản lượng vôi ở Việt Nam năm 2009-2012 tại một số địa phương như sau:

Sản lượng sản xuất vôi của các tỉnh giai đoạn 2009 – 2012

(Đơn vị: tấn)

STT Khu vực 2009 2010 2011 2012
 I Đồng bằng sông Hồng
 1  Hà Nội  900  2.100  2.200  3.350
 2  Hải Dương  157.243  235.512  253.584  385.990
 3  Hải Phòng  250.000  250.000  270.000  410.980
 4  Hưng Yên  90.795  75.240  68.460  104.200
 5  Thái Bình  200.000  220.000  250.000  380.530
 6  Hà Nam  142.000  152.000  168.440  256.390
 7  Quảng Ninh    40.720  40.720  61.980
 8  Nam Định  157.400  160.700  154.400  235.020
 9  Ninh Bình  48.900  52.000  66.650  101.450
II  Trung du và miền núi phía Bắc
 10  Hà Giang  2.737  778  12  18
 11  Tuyên Quang  29.900  15.000  11.150  16.970
 12  Lào Cai  5.110  4.849  4.750  7.230
 13  Yên Bái  8.193  8.675  6.563  9.990
 14  Lạng Sơn  3.500  3.500  3.500  5.330
 15  Bắc Giang  106.116  180.660  222.420  338.550
 16  Phú Thọ  3.201  755  755  1.150
 17  Hòa Bình  1.150  2.000  2.500  3.800
 18  Điện Biên  520  530  530  810
 III Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
 19  Quảng Trị  2.200  2.200  2.330  3.550
 20  Huế  50.000  100.000  120.000  182.660
 21  Quảng Ngãi  800  586  325  490
 22  Bình Định  11.395  12.590  12.016  18.290
 23  Thanh Hóa  143.000  176.000  176.000  267.900
 24  Quảng Bình  975  4.500  50.000  76.110
 IV Đông Nam Bộ
 25  Bà Rịa Vũng Tàu    40.000  40.000  60.880
 V Đồng bằng sông Cửu Long
 26  Kiên Giang  150.000  163.568 185.000 281.590
 Cả nước  1.586.055 1.928.606  2.139.193  3.256.138
 Tốc độ tăng trưởng    21,6% 10,9% 52,2%
(Nguồn số liệu: Dự thảo quy hoặc phát triển vôi công nghiệp VN đến năm 2020)
Sản lượng vôi sản xuất nêu trên một phần được tiêu thụ cho các ngành kinh tế của đất nước, một phần được xuất khẩu sang các nước, số liệu tiêu thụ vôi trong giai đoạn 2010 đến 2012 cụ thể như sau:
Khối lượng tiêu thụ của cả nước trong giai đoạn 2010 – 2012
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Tiêu thụ trong nước        1.628.606 1.689.193 1.150.000
2 Xuất khẩu 300.000 450.000 2.000.000
Tổng lượng vôi tiêu thụ 1.928.606  2.139.193  3.150.000
(Nguồn số liệu: Viện Chính sách chiến lược và Tổng cục Hải quan)
Trong lượng vôi xuất khẩu, các nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Myamar. Qua các số liệu trên cho thấy tốc độ sản xuất và tiêu thụ vôi bình quân của cả nước trong giai đoạn 2009 đến 2012 khoảng 28%/năm. Với số liệu sản xuất và tiêu thụ vôi như nêu trên sẽ xác định được tỷ trọng tiêu thụ vôi giữa các khu vực của Việt Nam, cụ thể như sau:
Tỷ trọng sản xuất vôi giữa các khu vực giai đoạn 2009 – 2013
STT  Vùng kinh tế 2009 – 2012 %
1 Đồng bằng sông Hồng  5.449.854  61,8
2 Trung du và miền núi phía Bắc  1.035.142  11,7
3  Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung  1.413.917  16,0
4  Đông Nam Bộ  140.880  1,6
5  Đồng bằng sông Cửu Long  780.158  8,8
 Tổng  8.819.950  

Như vậy, việc sản xuất và tiêu thụ vôi ở Việt Nam chủ yếu được tập trung tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là các khu vực tập trung nhiều mỏ đá vôi của Việt Nam.

Nguồn: ximang.vn

Bình luận
Tin liên quan