Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư tại NM Xi măng Nghi Sơn

Ngày 11/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao Sở Công thương, Công ty Xi măng Nghi Sơn tiếp tục triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư và MBA T3-20MVA-110/6,3kV trạm 110kV Xi măng Nghi Sơn của Công ty Xi măng Nghi Sơn.

 
Theo các chuyên gia, ngành sản xuất xi măng có nhu cầu lớn về năng lượng điện nhưng cũng có cơ hội lớn tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trong quá trình sản xuất, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, giảm phát thải, đồng thời đóng góp vào mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Trong bối cảnh thiếu điện hiện nay, việc tiết kiệm điện và sử dụng nguồn nhiệt thừa trong quá trình sản xuất clinker càng trở lên có ý nghĩa thiết thực.

Các chuyên gia cho biết, 1 tấn khí thải có thể sản xuất ra 3 – 4 kWh điện. Như vậy, với lượng nhiệt khí thải ra từ các nhà máy xi măng nếu được tận dụng sẽ giúp tạo ra một lượng điện năng đáng kể để phục vụ trở lại quá trình sản xuất.

Một chuyên gia cho biết, điện sản xuất từ việc tận dụng nguồn nhiệt khí thải sẽ được hòa vào lưới điện sau đó cấp trở lại cho nhà máy xi măng. Lượng điện tự sản xuất từ mỗi nhà máy xi măng có khả năng đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu sử dụng điện của chính nhà máy đó, cũng là góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất đầu vào của xi măng.

Đã có nhiều nhà máy xi măng phát triển theo hướng này như: INSEE Việt Nam, Thành Thắng, Xuân Thành,… Trong đó, tại nhà máy Xi măng Thành Thắng giá trị sản lượng điện sản xuất từ tận dụng nhiệt khí thải trong năm 2020 đạt 190 tỷ đồng; Đối với nhà máy Xi măng Xuân Thành, lượng điện tự sản xuất đáp ứng trên 30% nhu cầu sử dụng điện năng cho toàn bộ nhà máy, góp phần lớn vào việc giảm chi phí sản xuất xi măng.

 
CCBM
Bình luận
Tin liên quan