Theo kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm gồm:
1. Cải cách thể chế
Nghiên cứu, xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành; phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
Theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế.
2. Cải cách thủ tục hành chính
– Tiếp tục triển khai cải cách các thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
– Công bố thủ tục hành chính mới, công khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia các văn bản quy phạm pháp luật có thủ tục hành chính và thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
– Thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính đối với văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành và kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
– Xây dựng và thực hiện các đề án, chiến lược phát triển của Bộ, Ngành và các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới;
– Tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng (thay thế Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ) ngay khi được Chính phủ ban hành;
– Tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý giáo dục theo hướng phân cấp trách nhiệm theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP; tiếp tục triển khai việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường thuộc Bộ.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
– Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; chú trọng phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu của xã hội; đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
– Tiếp tục hoàn thiện quy định về quản lý và sử dụng công chức, viên chức của Bộ nhằm từng bước đưa công tác quản lý đi vào nền nếp, khoa học, theo đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đội ngũ công chức, viên chức của Bộ trong những năm tiếp theo;
– Rà soát, đánh giá tổng thể đội ngũ công chức, viên chức của Bộ làm cơ sở để thực hiện việc củng cố xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ công chức, viên chức của Bộ; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, luân chuyển công chức, viên chức; xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Xây dựng vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
– Phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Bộ.
5. Cải cách tài chính công
– Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán ngân sách nhà nước được giao và thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
– Kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước;
– Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công lập”; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị gắn với cơ chế đặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể;
– Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/20006 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
– Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê trong các lĩnh vực của Ngành; nâng cao chất lượng thông tin thống kê; xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin trong công tác thống kê, dự báo.
6. Hiện đại hóa hành chính
– Triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng năm 2014;
– Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng giai đoạn 2011-2015.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
– Để đảm bảo các nhiệm vụ cải cách hành chính được triển khai có hiệu quả, Lãnh đạo Bộ có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quán triệt Kế hoạch này trong triển khai nhiệm vụ của từng đơn vị;
– Có báo cáo về công tác cải cách hành chính trong giao ban của Lãnh đạo Bộ hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu;
– Tổ chức tốt công tác truyên truyền Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” của Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1557/QĐ-CP ngày 18/10/2012 và Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 của Bộ Xây dựng tới từng đơn vị thuộc Bộ;
– Gắn công tác cải cách hành chính với thi đua khen thưởng; kết quả cải cách hành chính là một tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng hàng năm;
– Thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách thể chế theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Xây dựng về cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả.
Thứ trưởng yêu cầu: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 của Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Và giao Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế và Vụ Kế hoạch – Tài chính phối hợp cùng Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Bộ; xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2 (2016-2020) và hàng năm của Bộ; phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết để bảo đảm Chương trình tổng thể và Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.
Nguồn: Bộ Xây dựng